"Đòn bẩy" nào giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển khi tỷ lệ nội địa hóa thấp
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp để tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô trong nước bằng các giải pháp khuyến khích đồng bộ và đột phá.
Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), cả nước hiện có hơn 377 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 46,43%. Có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô...
Số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô hiện có chưa đến 100 nhà cung cấp cấp 1 và 150 nhà cung cấp cấp 2,3. Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Tổng số sản phẩm trong ngành này là 1.221, trong đó đa số là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị của một chiếc ô tô. Các doanh nghiệp đang tập trung phát triển những sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp hoặc linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…, tổng cộng 287 chi tiết, cụm chi tiết, đạt tỷ lệ khoảng 20%.
80% còn lại, trong đó có các chi tiết, linh kiện chính của ô tô về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, Việt Nam đang phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.
Trong khi đó, một chiếc xe ô tô có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện, với hàng trăm bộ phận bán dẫn cùng khoảng 1.400 loại chip trên xe. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp trong nước nào sản xuất được đầy đủ một con chip mà đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa ô tô, chủ yếu là các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành ô tô của Việt Nam, do đó cũng thấp hơn so với các quốc gia đi trước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia (trung bình 65-70%).
Rõ ràng, tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn ở mức thấp. Chưa kể đến việc ô tô trong nước còn chịu chi phí sản xuất lắp ráp cao hơn các nước trong khu vực. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, nguyên nhân do linh kiện sản xuất trong nước còn ít khiến cho chi phí sản xuất lắp ráp xe tại Việt Nam cao hơn từ 10 - 20%, đẩy giá bán xe lắp ráp trong nước cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.
Cũng theo VAMA, ngành công nghiệp hỗ trợ nước ta vẫn đang ở giai đoạn 1 (giai đoạn duy trì). Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất ra những linh phụ kiện có giá trị không cao và ít tính cạnh tranh. Một trong những vấn đề chính là do quy mô thị trường ô tô còn nhỏ bé, dẫn đến sản xuất nhỏ, khó phát triển chuỗi cung ứng.
Về phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu ngành ô tô trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu, đại diện VAMA cho rằng, để sản xuất, lắp ráp một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh sẽ cần khoảng 30.000 sản phẩm linh kiện. Các linh kiện xe ô tô bao gồm: Linh kiện kim loại (thân xe, động cơ...), linh kiện cao su nhựa (cản xe, trang bị nội thất xe...), linh kiện sợi vải (ghế nỉ...) và linh kiện điện tử... Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi một nền tảng công nghiệp lớn.
Bài toán đặt ra là cần phải thúc đẩy các hoạt động có giá trị thấp tập trung bởi những doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuyển đổi toàn diện, từ mục đích đến quy trình và nhân lực. Phải đẩy mạnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi xanh. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng hiện đại.
Trong khi đó, ông Vũ Tấn Công, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, cho rằng cần giảm thuế để phát triển công nghiệp ô tô. Đó là giảm chi phí giá xe cần có nhiều chính sách tổng hợp. Với các sản phẩm ô tô hoặc tổng thành (gồm động cơ, khung, buồng lái, thân xe...), phụ tùng ô tô xuất khẩu cần có chính sách để nhà sản xuất được hưởng một khoản hoàn trả từ Chính phủ, khoảng 5 - 10% giá FOB (Free On Board) tùy theo loại sản phẩm của mỗi đơn hàng xuất khẩu.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô cũng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất ô tô. Do vậy cần thành lập và vận hành các cụm công nghiệp hỗ trợ ô tô đặt tại các địa phương đang có ưu thế.
tin liên quan
Mẫu CUV Honda Passport Trailsport 2025 dự kiến sẽ là xe mạnh mẽ nhất của thương hiệu
Range Rover Velar facelift tại Việt Nam được mở cọc với 3 phiên bản
BMW X5 thế hệ mới sẽ ra mắt vào cuối năm 2025
Mẫu xe thuần điện độc nhất của Porsche Taycan sẽ được bán đấu giá
Audi Q3 2025 với thiết kế mới, đèn công nghệ cao
Subaru Forester vẫn là mẫu SUV được các gia đình lựa chọn
Đánh giá chi tiết tiện ích xe Mercedes-Benz GLE 2024
Trình làng xe Kia Seltos X-Line Black mới với 29 thay đổi nội ngoại thất
Kia Sportage 2025 sẽ ra mắt cuối năm nay
xe mới về
-
BMW 3 Series 320i Sport Line 2021
1 Tỷ 250 Triệu
-
Honda Brio RS 2020
339 Triệu
-
Mitsubishi Xpander 1.5 AT 2022
585 Triệu
-
Mercedes Benz E class E300 AMG 2021
1 Tỷ 999 Triệu
-
Fiat 500 1.3 AT 2009
400 Triệu